Facebook tạo nên bộ Reactions mới

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Reactions Facebook

Reactions, bộ biểu tượng cảm xúc mới đã chính thức đổ bộ xuống Facebook của người dùng toàn cầu sau một thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm. Nhìn thì có vẻ đơn giản, nhưng để ra mắt một thay đổi mang tính lịch sử này cần trải qua khá nhiều quá trình. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Ở phần trước chúng ta đã hiểu được nguyên nhân và động lực khiến Mark Zuckerberg quyết định tạo ra bộ Reactions mới cho Facebook. Phần tiếp theo này mình sẽ giới thiệu cho các bạn quá trình và nguyên tắc đội ngũ Facebook sử dụng cho một dự án mang tính lịch sử.
Dưới đây là những nguyên tắc mà Mark luôn yêu cầu các cộng sự phải ghi nhớ:
  • Reactions bằng mọi cách phải khiến mọi người đều hiểu, chỉ có thế người dùng toàn cầu mới có thể kết nối và giao tiếp với nhau.
  • Reactions phải có cảm xúc, các biểu tượng diễn tả phù hợp với những phản ứng xảy ra trong cuộc sống thực.
Đầu tiên Facebook cần xem xét lựa chọn thêm bao nhiêu biểu tượng mới ngoài nút "like". Người dùng cần sự tinh tế và phong phú hơn trong những Reactions mà Facebook cung cấp cho họ. Không chỉ Like hay Dislike, hai thái cực này vẫn còn chung chung và không thể hiện được cụ thể cảm xúc của chúng ta khi giao tiếp ngoài đời thực.
Vậy thì tại sao không kết hợp nút "like" cùng bộ Stickers? Đương nhiên là không thể. Nếu cung cấp cả trăm Reactions như kho Stickers hiện tại, đồng nghĩa với việc mỗi bài đăng sẽ có hàng tá biểu tượng khác nhau, cực kỳ rối mắt và "khó nuốt" khi lướt News Feed. Đó là lý do Facebook đã dành hơn một năm chỉ để tiến hành các nghiên cứu toàn cầu, với hi vọng tìm ra được những Reactions nào được người dùng yêu thích nhất. Chúng ta cùng xem thử nhé:
+ Top Stickers
Reactions Facebook
+ Những cảm xúc mà người dùng thường muốn kiếm biểu tượng để thể hiện
Reactions Facebook
+ Comment ngắn
Các comment ngắn cũng được đưa vào phạm vi nghiên cứu, vì đa phần đây là những bình luận người dùng sử dụng khi không biết nói gì, nhưng lại không có biểu tượng gì để diễn tả. Khảo sát này được tiến hành tại nước Mỹ.
Reactions Facebook
Và cuối cùng Facebook đã tìm ra danh sách thu gọn như dưới đây.
Reactions Facebook
Các bạn có thể thấy có hai Reactions trong danh sách trên không được Facebook tung ra chính thức, đó là "Confused" (bối rối) và "Yay". Khi thử nghiệm, biểu tượng "Confused" rất hiếm được sử dụng so với những Reactions khác. Còn "Yay" thì không thể hiện rõ ràng được cảm xúc, nó khá giống "Like" hay "Haha".
Biểu tượng icon cho Reactions
Đây là một thành phần quan trọng để Reactions trở nên sinh động, hãy xem phiên bản thiết kế ban đầu của Facebook:
Reactions Facebook
Có thể thấy chúng không thể truyền đạt được những gì người dùng muốn giao tiếp khi nhìn ở kích thước nhỏ. Phân đoạn thiết kế biểu tượng còn khó hơn vạn lần, khi chỉ cần điều chỉnh những nét nhỏ nhất cũng làm cho chúng trở nên giống nhau, hoặc chuyển hẳn sang một biểu cảm khác. 
Minh họa ban đầu của chúng tôi đã không thể truyền đạt những gì họ đang dự định để giao tiếp với họ vì một kích thước tương đối nhỏ.  Những thách thức ở đây bao gồm việc tìm ra những gì phong cách sẽ là thích hợp để bao gồm toàn bộ, nhưng vẫn còn có tính cá nhân và thể hiện rõ ý định phản ứng. Ví dụ như "Wow" và "Yay", hay "Yay" và "Haha" sẽ như 2 trong 1 khi bạn thay đổi một chút độ cong của nụ cười. Quá phức tạp phải không nào.
Reactions Facebook
Đương nhiên, để những Reactions trở nên phổ biến nhất và những người ở các quốc gia khác nhau cũng thể hiểu ý. Để thực hiện công việc này, đội ngũ Facebook đã phải làm việc rất nhiều với các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực giao tiếp không lời. Phiên bản thử nghiệm đầu tiên của Facebook hoàn toàn thất bại khi sử dụng biểu tượng tĩnh, và họ nhận ra hình động sẽ là chìa khoá giúp cho chúng có cảm xúc hơn. 
Khi đã kết hợp Reactions với ảnh động, nhóm phát triển tiếp tục gặp khó khăn khi một loạt biểu tượng chuyển động cùng lúc vô tình tạo sự rối mắt. Vì vậy, họ lại tuỳ chỉnh cho các biểu tượng chỉ động một lần với biểu tượng bạn chạm vào, và nó lại trở nên nhàm chán. Sau đó nhờ sự cố vấn của "soái ca" Mark, những biểu tượng đã được sắp xếp dạng thanh Dock, và khi bạn kéo trượt đến biểu tượng nào thì biểu tượng ấy sẽ "động đậy" như hiện nay.
Reactions Facebook
Vậy là bạn đã hiểu hơn về quá trình ekip Facebook đã trải qua để thực hiện được bộ Reactions đầy thú vị. Vẫn còn một phần cuối để làm rõ hơn về hệ thống và cơ chế hoạt động của bộ Reactions. Mong bạn sẽ đón đọc vào sáng mai nhé!
Bài viết mới cùng chuyên mục
Nhận xét bài viết

Không có nhận xét nào:

Các chuyên mục khác

Tìm kiếm Blog này

Trang chủ
Lên đầu trang
G